[Giải đáp] Tiểu đường có trồng răng Implant được không?
Người bị tiểu đường có trồng răng Implant được không còn phù thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe thực tế của bệnh nhân. Cùng với đó, việc bạn lựa chọn đúng đơn vị nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi và vật liệu phù hợp với bệnh lý cũng là yếu tố thuận lợi tăng tỷ lệ thành công cho case cấy ghép. Hãy cùng Nha Khoa SGC tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Lý do nên trồng răng Implant là gì? Điều kiện thực hiện
Trồng răng Implant được biết đến là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ có hiệu quả bậc nhất hiện nay. Kỹ thuật này sẽ sử dụng trụ Implant để cắm trực tiếp vào xương hàm, thay thế cho phần chân răng bị mất, sau đó tiến hành phục hình răng sứ lên trên.
So sánh với những phương pháp phục hình răng đã mất khác, cấy ghép Implant tỏ ra nổi trội hơn nhờ vào khả năng ăn nhai và thẩm mỹ y như răng thật. Đặc biệt, răng Implant khắc phục hiệu quả tình trạng tiêu xương, phòng tránh nguy cơ tụt lợi, nghiêng đổ răng, hóp má hay lão hóa sớm. Đây chính là những lý do mà khi bị mất răng, bạn nên đi thăm khám và trồng răng Implant sớm nhất có thể.
Ai nên cấy ghép Implant
Trồng răng Implant phù hợp cho các trường hợp bị mất một răng, nhiều răng, mất toàn hàm, mất toàn bộ 2 hàm,… Phương pháp này giúp phục hình răng cực hiệu quả bằng cách thay thế chân răng giả và mão răng sứ.
Do đó, mọi trường hợp đáp ứng đủ điều kiện thực hiện trồng răng Implant, bị mất răng và muốn khôi phục răng mất đều có thể áp dụng phương pháp này. Răng Implant sẽ khôi phục chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ đạt độ gần như hoàn hảo cho bạn.
Đối tượng không nên trồng răng Implant
Quá trình trồng răng Implant cần thực hiện nhiều thủ thuật khó, tác động trực tiếp đến xương hàm và cần gây tê để giảm đau. Chính vì điều đó mà điều kiện để thực hiện làm răng Implant có nhiều tiêu chuẩn hơn so với các phương pháp phục hình khác. Cụ thể, bạn chỉ nên tham khảo trồng răng Implant khi đáp ứng đủ những tiêu chí sau:
- Phù hợp với người trưởng thành, đã đủ 18 tuổi trở lên, có cấu trúc xương ổn định và các răng vĩnh viễn mọc đầy đủ.
- Trường hợp có tâm lý ổn định, có khả năng kiểm soát hành vi của mình.
- Người không mắc các bệnh lý mãn tính, không trong quá trình điều trị ung thư, hóa trị, xạ trị.
- Người không mắc chứng nghiện các chất kích thích.
- Người thực hiện trồng răng Implant cần đảm bảo không sử dụng rượu, bia, chất kích thích, hút thuốc lá ít nhất 1 tháng khi trước khi thực hiện.
- Người đang trong thời kỳ mang thai không thực hiện trồng răng Implant.
Tiểu đường có trồng răng Implant được không?
Người bị tiểu đường thường gặp phải tình trạng khó lành vết thương, khó đông máu dẫn đến những khó khăn trong quá trình phẫu thuật làm răng Implant. Đây chính là lý do chính khiến cho những người bị bệnh tiểu đường muốn trồng răng Implant cần được thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng từ chuyên gia.
Trước đây, khi có bệnh nhân thắc mắc tiểu đường có trồng răng Implant được không thì câu trả lời thường là không. Tuy nhiên, nhờ những công nghệ trồng răng Implant hiện đại, ngày nay người bị mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể áp dụng phương pháp phục hình răng thẩm mỹ này một cách an toàn.
Dù vậy, để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh, nếu những ai bị bệnh tiểu đường mà muốn trồng răng Implant cần phải đáp ứng theo những điều kiện sau:
- Người bệnh cần thăm khám sức khỏe tổng quát và tình trạng răng miệng bằng thiết bị chụp phim 3D CT Cone beam.
- Kiểm tra chỉ số đường huyết của người bệnh trước khi thực hiện, cần đảm bảo đạt ở mức 7 – 10 mmol/l.
- Thực hiện các xét nghiệm chỉ số tiêu hóa để đánh giá thực tế tình trạng bệnh nhân trước khi trồng răng Implant.
Như vậy, người bị mắc bệnh tiểu đường vẫn hoàn toàn có thể trồng răng Implant khi đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe và tinh thần. Bạn cần biết chính xác mật độ xương, tình trạng vùng nướu tại vị trí cấy ghép có đủ chất lượng hay không? Đặc biệt, người mắc bệnh tiểu đường muốn thực hiện trồng răng Implant phải đảm bảo chỉ số đường huyết trong phạm vi an toàn, cụ thể như sau:
- Đường huyết lúc đói từ 5.0 – 7.2 mmol/l (tương đương 90 – 130 mg/dl).
- Đường huyết sau ăn 2 giờ phải ở mức dưới 10 mmol/l (tương đương 189 mg/dl).
- Đường huyết trước khi đi ngủ từ 6.0 – 8.3 mmol/l (tương đương 110 mg/dl).
Ảnh hưởng của tiểu đường đến Implant
Bệnh tiểu đường bị đưa vào nhóm bệnh lý nguy hiểm khi trồng răng Implant và cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện. Lý do là bởi những người bị tiểu đường sẽ gặp phải tình trạng máu khó đông, đường huyết tăng cao ảnh hưởng đến quá trình lành thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Trong khi đó, trồng răng Implant là một kỹ thuật phục hình mà bác sĩ cần tiến hành cấy trụ Implant vào bên trong xương hàm. Quá trình cấy ghép răng Implant thường sẽ mất một lượng máu nhất định và để lại một vết thương khá sâu, cần thời gian dài để ổn định và phục hồi.
Trường hợp người mắc bệnh tiểu đường không đáp ứng đủ điều kiện mà vẫn tiến hành thực hiện trồng răng Implant, thì có thể đối mặt với một số rủi ro lớn như:
- Trụ Implant không tích hợp với xương hàm, bị đảo thải ra ngoài.
- Trụ Implant tích hợp kém, dẫn đến trụ răng không ổn định, dễ lung lay, dễ gãy và không thể khôi phục hoàn toàn chức năng như răng thật.
- Có nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương cao.
Lưu ý cần biết trước khi quyết định trồng răng Implant
Trả lời cho câu hỏi “tiểu đường có trồng răng Implant được không” thì đáp án chính xác là hoàn toàn có thể. Dù vậy thì ngoài phải kiểm tra tình trạng sức khỏe, chỉ số đường huyết kỹ lưỡng trước khi tiến hành, bạn cần chú ý thêm những điều khác để đảm bảo an toàn như sau:
Chú ý trước khi trồng răng Implant
Để có được quyết định chính xác bị tiểu đường có làm răng được không thì bạn cần được kiểm tra và đánh giá bởi bác sĩ giỏi, có trình độ – chuyên môn cao. Vậy nên điều quan trọng trước khi tiến hành trồng răng Implant chính là cần tìm nha khoa uy tín.
Bạn nên kiểm tra thông tin bác sĩ, cơ sở vật chất, chất lượng vật liệu và chi phí của nha khoa trước khi thực hiện. Trong quá trình thăm khám, bạn hãy chia sẻ chi tiết tình hình bệnh lý của mình, các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ thăm khám. Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo rằng giữ một tâm lý thoải mái, ổn định, một sức khỏe tốt trước khi tiến hành trồng răng Implant.
Nha Khoa SGC Dental Center nổi bật với thành tựu đã giúp hơn 7.000 khách hàng trồng răng Implant thành công – là địa chỉ uy tín hàng đầu cho khách hàng tại Phú Nhuận – TpHCM. Hiện nha khoa không chỉ sở hữu đội ngũ giỏi, được đào tạo chuyên môn đầy đủ mà còn trang bị hệ thống máy móc, công nghệ trồng răng Implant hiện đại.
Khách hàng bị tiểu đường, sẽ được Nha Khoa SGC thăm khám kỹ lưỡng, chỉ định xét nghiệm, chụp phim CT Cone Beam để có đánh giá chính xác nhất. Đồng thời, Nha Khoa SGC còn sử dụng các loại răng Implant cao cấp, kết hợp công nghệ hiện đại giúp đẩy nhanh quá trình lành thương, hạn chế xâm lấn tối đa cho người tiểu đường.
Chú ý sau khi trồng răng Implant
Sau khi trồng răng Implant, người mắc bệnh lý tiểu đường nói riêng cần đặc biệt chú ý đến quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Việc này nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm có thể xả ra và giúp thúc đẩy thời gian ổn định trụ Implant diễn ra nhanh hơn.
- Tránh vận động hàm mạnh, nên kiêng các thực phẩm cần phải nhai nhiều trong thời gian lành vết thương. Bạn nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo, nước ép, sinh tố,…
- Đánh răng thường xuyên, nhẹ nhàng và lựa chọn kem đánh răng không chứa chất tẩy trắng răng mạnh.
- Duy trì không hút thuốc, uống rượu bia, các chất kích thích.
- Cần đến kiểm tra, chăm sóc răng miệng thường xuyên theo đúng định kỳ bác sĩ thông báo.
- Uống đẩy đủ nước, ăn uống điều độ, hạn chế độ căn chứa nhiều chất béo, tinh bột, đồ chiên ra nhiều dầu mỡ.
Người bị tiểu đường vẫn có thể trồng răng Implant và có hiệu quả tốt như người bình thường. Tuy nhiên, đối tượng này cần được thăm khám kỹ lưỡng hơn và được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao và vật liệu chất lượng. Hy vọng với những chia sẻ trên của Nha Khoa SGC đã giúp bạn hiểu rõ về vấn đề “tiểu đường có trồng răng Implant được không?”. Hãy liên hệ đến HOTLINE: 028 999 59597 để đặt lịch tư vấn dịch vụ trồng răng Implant và thăm khám miễn phí tại Nha Khoa SGC ngay hôm nay.
- BRANCH 134 Hồ Biểu Chánh, P.11, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh