- Trang chủ
- Câu hỏi thường gặp khi bọc răng sứ
Câu hỏi thường gặp khi bọc răng sứ
21.12.2023Dưới đây là các câu hỏi Nha Khoa SGC thường gặp khi tư vấn làm răng bọc sứ cho khách hàng
Tóm tắt nội dung
- 1 Bao nhiêu tuổi thì bọc răng sứ được?
- 2 Có nên bọc răng sứ cho trẻ em hay không?
- 3 Lấy tủy khi bọc răng sứ có bắt buộc không?
- 4 Điều trị tủy răng có nên bọc sứ không?
- 5 Nên bọc răng sứ hay dán veneer?
- 6 Bọc răng sứ có tẩy trắng được không?
- 7 Bọc răng sứ màu nào đẹp?
- 8 Bọc răng sứ có phải nhổ răng không?
- 9 Bọc răng sứ có hết hô không?
- 10 Bọc răng sứ cho răng cửa hô có được không?
- 11 Có nên bọc răng sứ cho răng sâu?
- 12 Bọc răng sứ có bị sâu không?
- 13 Bọc răng sứ cho răng thưa có nên hay không?
- 14 Bọc răng sứ cho răng thưa giá bao nhiêu?
- 15 Răng thưa nên niềng răng hay bọc sứ?
- 16 Tư vấn bọc răng sứ
- 17 Bọc răng sứ và trồng răng sứ có khác nhau không?
- 18 Răng đã trám có bọc sứ được không?
- 19 Nên bọc răng sứ hay kim loại tốt hơn?
- 20 Răng hàm nên bọc sứ loại nào?
- 21 Răng hô nên niềng hay bọc sứ?
- 22 Mài răng bọc răng sứ có tác hại gì không?
- 23 Mài răng bọc sứ có đau không?
- 24 Bọc mão răng sứ có đau không?
- 25 Bọc răng sứ có tháo ra được không?
- 26 Bọc răng sứ kiểu răng thỏ giá bao nhiêu?
- 27 Bọc răng sứ cho răng cửa bị mẻ phải làm sao?
- 28 Răng bọc sứ bị lung lay phải làm sao?
- 29 Bọc răng sứ cho răng lộn xộn có được không?
- 30 Bọc răng sứ cho răng khểnh được không?
- 31 Răng bị bể lớn có bọc sứ được không?
- 32 Răng đã bọc sứ có niềng được không?
- 33 Niềng răng hay bọc sứ tốt hơn?
- 34 Bọc răng sứ xong nhai bị đau phải làm sao?
- 35 Bị nha chu có bọc răng sứ được không?
- 36 Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?
- 37 Bọc răng sứ bị đen nướu không?
- 38 Bọc răng sứ có đau không?
- 39 Chi phí bọc răng sứ ở Nhật bao nhiêu?
- 40 Bọc răng sứ khi mang thai có nguy hiểm không?
- 41 Bọc răng sứ chữa móm có được không?
- 42 Bọc răng sứ khớp cắn ngược được không?
- 43 Bọc răng sứ có uống cà phê được không?
- 44 Đang cho con bú có bọc răng sứ được không?
- 45 Bọc răng sứ có đắt không?
- 46 Bọc răng sứ bị hỏng cần làm gì?
- 47 Bọc răng sứ bị rớt ra có gắn lại được không?
- 48 Mất răng có bọc sứ được không?
- 49 Bọc răng sứ bị mỏi hàm?
- 50 Bọc răng sứ bị hở lợi là gì?
- 51 Sau sinh bao lâu thì bọc răng sứ được?
- 52 Răng tạm khi bọc sứ là gì?
Bao nhiêu tuổi thì bọc răng sứ được?
Độ tuổi lý tưởng nhất để bọc răng sứ là từ 18 tuổi trở lên bởi lúc này răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ, cấu trúc xương hàm ổn định, cứng cáp. Việc thực hiện bọc răng sứ khi đã đủ tuổi cũng giúp cho kết quả sau này ít gặp phải biến chứng nhất, tránh hậu quả sai lệch khớp cắn.
Có nên bọc răng sứ cho trẻ em hay không?
Trẻ em không phải là đối tượng được khuyến khích bọc răng sứ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bọc răng sứ với mục đích bảo vệ răng sau khi điều trị sâu răng, chữa tủy răng ở trẻ em, bác sĩ vẫn có thể cân nhắc thực hiện.
Lấy tủy khi bọc răng sứ có bắt buộc không?
Lấy tủy khi bọc răng sứ chỉ được thực hiện khi bác sĩ răng người bệnh bị hư hại nghiêm trọng như: răng bị sâu đục tủy, răng lệch lạc nhiều, răng bị sứt mẻ gây lộ tủy. Lúc này, việc lấy tủy sẽ giúp ngăn chặn ô vi khuẩn, cũng như cắt các cơn đau ê buốt do buồng tủy tổn thương gây ra.
Điều trị tủy răng có nên bọc sứ không?
Tủy răng là nơi có chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết và thường được chỉ định điều trị khi răng bị sâu đục đến tủy. Khi điều trị tủy răng, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân bọc sứ để giúp bảo vệ chân răng tốt hơn, tránh các tổn thương khiến răng bị lung lay. Ngoài ra, bọc răng sứ sau khi điều trị tủy cũng giúp ngăn ngừa sâu răng, hạn chế việc thực ăn rơi xuống lỗ tủy, cũng như tăng tính thẩm mỹ cho răng.
Nên bọc răng sứ hay dán veneer?
Dán veneer có ưu điểm là chỉ cần mài một phần nhỏ răng thật sau đó dán mặt sứ mỏng khoảng 0.2 – 0.5mm lên trên. Phương pháp này tuy bảo tồn răng thật cao nhưng độ bền kém, dễ bong tróc khi tác động mạch và chỉ phù hợp trong trường hợp muốn khắc phục màu sắc răng, răng bị hở kẽ.
Trong khi đó, bọc răng sứ có thể khắc phục được nhiều trường hợp răng sứt, mẻ, vỡ nặng, khấp khểnh, hô, móm. Tuy nhiên, chi phí bọc răng sứ khá cao và bạn cần phải mài răng thật nhiều hơn so với phương pháp dán sứ Veneer.
Bọc răng sứ có tẩy trắng được không?
Thuốc tẩy trắng răng không có tác dụng trên chất liệu sứ, composite mà chỉ có phản ứng trên men răng thật. Để khôi phục lại màu răng sứ sau thời gian sử dụng, bác sĩ sẽ thực hiện đánh bóng, cạo vôi răng hoặc thay thế răng mới nếu răng bị ổ màu quá nặng.
Bọc răng sứ màu nào đẹp?
Để có được màu răng phù hợp nhất, tại các nha khoa thường sử dụng bảng màu răng khi tư vấn cho khách hàng. Ngoài ra, dựa vào màu răng tự nhiên, màu da và màu của lòng mắt mà sẽ có cách chọn màu răng tương ứng như sau:
– Nên chọn màu sắc răng sứ tương đồng với màu răng tự nhiên.
– Da trắng nên chọn màu trắng trong.
– Da ngăm đen nên chọn răng màu trắng đục.
– Nên chọn màu răng sứ tối hơn màu lòng mắt.
Bọc răng sứ có phải nhổ răng không?
Bọc răng sứ không cần phải nhổ răng mà chỉ mài đi một phần răng thật để tạo khoảng trống cho mão răng sứ chụp lên trên. Đối với những ai bị sâu răng, hay bị mắc các bệnh lý răng miệng thì chỉ cần điều trị khỏi trước khi bọc răng sứ mà không cần loại bỏ cả chân răng.
Bọc răng sứ có hết hô không?
Bọc răng sứ hoàn toàn có thể giúp bạn khắc phục tình trạng răng hô ở mức độ nhẹ và vừa. Phương pháp này giúp bạn chỉnh nha mà không cần can thiệp phẫu thuật hay mất nhiều thời gian niềng răng. Tuy nhiên, bọc răng sứ không phù hợp nếu bạn bị hô nặng, răng hô do xương hàm.
Bọc răng sứ cho răng cửa hô có được không?
Trường hợp hô răng cửa còn các răng còn lại trên hàm đều bình thường thì bạn nên áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ. Thay vì phải can thiệp niềng răng toàn hàm, bạn chỉ cần mài nhỏ hai răng cửa sao cho đều nhau, sau đó chụp mão sứ đã được thiết kế phù hợp để hoàn thiện.
Có nên bọc răng sứ cho răng sâu?
Răng bị sâu nên được điều trị dứt điểm, giải quyết toàn bộ phần răng bị sâu, sau đó tùy trường hợp bác sĩ sẽ khuyên bạn có cần bọc răng sứ hay không. Với những ai sau khi điều trị răng sâu, chữa tủy phần răng còn lại không còn nhiều, răng giòn, dễ vỡ, để lại khoảng trống lớn thì nên bọc răng sứ ngay.
Bọc răng sứ có bị sâu không?
Răng sứ là răng giả, không có độ bám dính nên mảng bám không thể tấn công vào lớp men sứ, do vậy mà bọc răng sứ sẽ không gây ra sâu răng. Tuy nhiên răng sứ có thể bị vỡ, sứt mẻ, hay lỗi do kỹ thuật thực hiện làm hở viền chân răng khiến thức ăn bị dính lại, ảnh hưởng đến phần răng thật bên trong. Do đó, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày để ngăn chặn bệnh lý có thể xảy ra.
Bọc răng sứ cho răng thưa có nên hay không?
Khi răng bị thưa bạn có thể thực hiện niềng răng hoặc bọc răng sứ để khắc phục tình trạng này. Trong đó, bọc răng sứ sẽ là phương án tối ưu nhất khi bạn chỉ bị hở răng ít, các răng khác trên hàm vần đồng đều và cần có hiệu quả nhanh chóng.
Bọc răng sứ cho răng thưa giá bao nhiêu?
Bọc răng sứ trong trường hợp răng thưa vẫn sẽ cần mài răng để tạo đủ khoảng trống cho răng sứ. Do đó, kỹ thuật sẽ không có sự khác biệt nhiều so với những trường hợp bọc răng sứ khác. Chi phí thực hiện sẽ phụ thuộc vào loại răng sứ mà bạn lựa chọn là gì và thường giá sẽ dao động từ 2.000.000 đồng/răng.
Răng thưa nên niềng răng hay bọc sứ?
Niềng răng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí thường cao hơn so với bọc răng sứ. Trong khi đó, bọc răng sứ giúp bạn khắc phục tình trạng thưa răng rất nhanh, chỉ trong 1 – 2 lần thăm khám và chi phí thấp. Tuy nhiên, bọc răng sứ không phù hợp với những trường hợp khoảng cách giữa hai răng quá lớn.
Tư vấn bọc răng sứ
Bọc răng sứ sẽ là giải pháp tối ưu cho những ai cần phục hình răng thẩm mỹ trong thời gian ngắn, răng bị ố vàng, xỉn màu không thể thực hiện tẩy trắng, răng bị sứt, mẻ. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc vì phương pháp này cần tác động đến răng thật, không chỉnh được vị trí răng. Bên cạnh đó, kỹ thuật bọc răng sứ cũng tương đối khó, vật liệu sử dụng có nhiều loại, nhiều giá, nên bạn hãy lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện.
Bọc răng sứ và trồng răng sứ có khác nhau không?
Bọc răng sứ chỉ phục hình phần thân răng, trong khi trồng răng sứ là phương pháp phục hình được cả chân răng và thân răng. Do đó, bọc răng sứ thực hiện được khi răng thật vẫn còn, trong khi trồng răng chỉ phù hợp trong trường hợp bị mất răng. Đây là hai phương pháp hoàn toàn khác nhau nên bạn cần đến Nha Khoa SGC để được tư vấn chính xác nhất.
Răng đã trám có bọc sứ được không?
Răng đã trám hoàn toàn có thể bọc sứ bình thường. Đây cũng được đánh giá là giải pháp giúp bảo vệ phần răng thật sau khi điều trị trám răng hiệu quả, giúp hạn chế các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến răng thật sau khi trám răng.
Nên bọc răng sứ hay kim loại tốt hơn?
Bọc răng sứ hoàn toàn có hiệu quả cao về tính thẩm mỹ, độ bền, độ cứng cũng như khả năng tương thích sinh học tốt hơn so với răng kim loại. Tuy nhiên, chi phí cho răng toàn sứ cao hơn tương đối nhiều so với dòng răng kim loại. Nên tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình mà bạn có thể lựa chọn loại răng sứ phù hợp nhất.
Răng hàm nên bọc sứ loại nào?
Khi bọc răng hàm bạn nên chú trọng đến độ cứng, độ bền bởi răng nắm giữ chức năng ăn nhai, cắn xé thức ăn chính trong hàm. Theo đó thì cả răng toàn sứ, răng sứ kim loại và răng sứ titan đều đảm bảo tốt vai trò này. Do đó, tùy vào khả năng tài chính và yêu cầu thẩm mỹ của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn loại răng sứ phù hợp.
Răng hô nên niềng hay bọc sứ?
Bọc răng sứ chỉ phù hợp khi bạn bị hô nhẹ, hô không liên quan đến xương hàm và những ai muốn cải thiện vấn đề này nhanh chóng. Ngược lại, niềng răng sẽ phù hợp trong những trường hợp hô nặng, cần thay đổi vị trí của răng.
Mài răng bọc răng sứ có tác hại gì không?
Mài răng thật khi bọc răng sứ có thể dẫn đến sai lệch khớp cắn, răng bị đau, ê buốt hoặc tác động xấu đến tủy răng khi mài sai kỹ thuật hoặc mài quá nhiều. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bọc răng sứ và lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện.
Mài răng bọc sứ có đau không?
Hiện nay có nhiều công nghệ mài răng hiện đại giúp bạn không có cảm giác đau khi mài răng. Trong trường hợp có thể đau đớn, bác sĩ sẽ có phương án gây tê tại chỗ để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Bọc mão răng sứ có đau không?
Quá trình bọc mão răng sứ không hề gây đau, bác sĩ sẽ thực hiện chụp mão răng sứ lên trên cùi răng đã được mài trong thời gian khoảng 15 phút/răng.
Bọc răng sứ có tháo ra được không?
Bạn có thể tháo răng sứ tại nha khoa khi muốn thay răng sứ mới hoặc trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, răng sứ sau khi tháo nên được thay thế lại ngay để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai như bình thường.
Bọc răng sứ kiểu răng thỏ giá bao nhiêu?
Bọc răng sứ theo kiểu răng thỏ là phương pháp bọc sứ cho hai răng cửa hàm trên nhằm tăng chiều dài cho răng so với các răng lân cận. Đây là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều bạn trẻ quan tâm, tuy nhiên nên cân nhắc trước khi thực hiện vì bạn sẽ cần mài răng thật và chi phí là khoảng 2.000.000 đồng/răng.
Bọc răng sứ cho răng cửa bị mẻ phải làm sao?
Răng cửa bị mẻ nên bọc răng sứ sớm để khắc phục vấn đề gây mất thẩm mỹ, cũng như tránh tình trạng đau ê buốt do tác động bên ngoài lên răng. Khi bọc răng sứ cho răng cửa bạn nên chọn loại sứ chất lượng cao, có màu sắc và kiểu dáng tương đồng với răng thật.
Răng bọc sứ bị lung lay phải làm sao?
Bọc răng sứ có thể bị lung lay có thể do tay nghề bác sĩ thực hiện kém, mão răng sứ không được gắn chắc chắn nên bị lỏng lẻo sau một thời gian. Ngoài ra, một số trường hợp bị các bệnh lý răng miệng mà không được điều trị tốt trước khi bọc răng sứ khiến phần chân răng bị yếu cũng sẽ dẫn đến răng sứ bị lung lay.
Bọc răng sứ cho răng lộn xộn có được không?
Những trường hợp răng lộn xộn, mọc không đúng vị trí ở mức độ nhẹ và có thể thêm các khuyết điểm về màu sắc, hình dáng răng nên cân nhắc thực hiện bọc răng sứ. Phương pháp này sẽ giúp bạn có được hàm răng đẹp nhanh chóng thay vì phải niềng răng.
Bọc răng sứ cho răng khểnh được không?
Răng bị khấp khểnh nhẹ vẫn có thể bọc răng sứ, tuy nhiên nếu răng khấp khểnh nhiều, cần phải mài răng thật quá nhiều để giúp răng đều thì không nên thực hiện kỹ thuật này. Thay vào đó bạn nên cân nhắc niềng răng để có hiệu quả tốt nhất.
Răng bị bể lớn có bọc sứ được không?
Trường hợp răng bị bể nhưng không tổn hại đến tủy răng và vẫn còn một phần thân răng thì bạn vẫn thực hiện bọc răng sứ được. Tuy nhiên, để có được đánh giá chính xác nhất bạn nên đến Nha Khoa SGC thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn cụ thể.
Răng đã bọc sứ có niềng được không?
Nếu bạn đã bọc răng sứ thì không thể thực hiện niềng răng được nữa. Do vậy, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng răng của mình.
Niềng răng hay bọc sứ tốt hơn?
Niềng răng giúp khắc phục các nhược điểm về vị trí răng không thẳng hàng, tuy nhiên thời gian thực hiện lâu và không giải quyết được vấn đề về màu sắc, hình dáng răng. Bọc răng sứ lại có thể giúp răng bạn trở nên trắng, đều đẹp rất nhanh, nhưng lại không phù hợp với những ai bị khấp khểnh, lệch lạc, hô, móm nặng và cần tác động đến răng thật.
Do vậy mà mỗi phương án sẽ phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng, bạn nên thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn trực tiếp để có lựa chọn tốt nhất.
Bọc răng sứ xong nhai bị đau phải làm sao?
Những trường hợp có nền răng thật yếu, cơ địa nhạy cảm hay mài răng thật quá nhiều, ảnh hưởng đến tủy thường gặp phải vấn đề đau buốt khi nhai sau khi bọc răng sứ. Nếu bạn gặp phải tình trạng này có thể súc miệng bằng nước muối, chườm đá hoặc uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, khi đau buốt kéo dài bạn cần đến nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Bị nha chu có bọc răng sứ được không?
Để thực hiện bọc răng sứ, bạn cần điều trị khỏi các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu. Điều này nhằm tránh việc phải tháo răng sứ để xử lý sau khi đã hoàn thiện.
Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?
Bọc răng sứ không gây hôi miệng nếu được vệ sinh đúng cách và điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi thực hiện.
Bọc răng sứ bị đen nướu không?
Bọc răng sứ bị đen nướu có thể xảy ra khi bạn sử dụng loại răng kim loại hay răng toàn sứ kém chất lượng, pha trộn nhiều tạp chất.
Bọc răng sứ có đau không?
Quá trình bọc răng sứ có hai kỹ thuật tác động trực tiếp lên răng thật là mài răng và chụp mão sứ. Cả hai kỹ thuật này đều không gây đau vì bạn sẽ được gây tê hoặc sử dụng thuốc giảm đau, nên bạn hãy giữ tâm lý thoải mái nhất trong quá trình thực hiện.
Chi phí bọc răng sứ ở Nhật bao nhiêu?
Bọc răng sứ ở Nhật có giá thành cao hơn 2 – 3 lần so với ở Việt Nam. Do vậy nhiều kiều bào lựa chọn về Việt Nam bọc răng sứ để tiết kiệm chi phí.
Bọc răng sứ khi mang thai có nguy hiểm không?
Phụ nữ mang thai vẫn có thể bọc răng sứ, tuy nhiên để tránh các sự cố bất ngờ xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thì bác sĩ khuyên mẹ nên tránh thời điểm này. Trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện thì chỉ nên cân nhắc vào khoảng tháng thứ 4 – tháng thứ 6 của thai kỳ.
Bọc răng sứ chữa móm có được không?
Bọc răng sứ có thể khắc phục tình trạng móm, tuy nhiên hiệu quả tốt nhất chỉ đạt được khi móm nhẹ và nguyên nhân do răng mọc không đều. Đối với trường hợp móm nặng hay móm do xương hàm thì cần thực hiện phẫu thuật chỉnh hình xương hàm mới có hiệu quả.
Bọc răng sứ khớp cắn ngược được không?
Phương pháp bọc sứ chỉ khắc phục được trường hợp khớp cắn ngược mức độ nhẹ. Những trường hợp khớp cắn ngược do xương hàm hay mức độ nặng sẽ không áp dụng được giải pháp này.
Bọc răng sứ có uống cà phê được không?
Các chuyên gia răng miệng khuyến cáo cà phê có thể gây xỉn màu răng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống cà phê và thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng như không sử dụng quá thường xuyên.
Đang cho con bú có bọc răng sứ được không?
Phụ nữ đang cho con bú vẫn được bọc răng sứ, tuy nhiên quá trình thực hiện bác sĩ sẽ cần gây tê hoặc dùng thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Do đó, sau khi bọc răng sứ, mẹ nên vắt bỏ phần sữa trong 1 lần để phòng tránh nguy cơ xấu xảy ra.
Bọc răng sứ có đắt không?
Chi phí bọc răng sứ sẽ dao động từ 1.000.000 – 20.000.000 đồng/răng tùy thuộc vào loại răng sứ cũng như công nghệ bạn lựa chọn.
Bọc răng sứ bị hỏng cần làm gì?
Nếu răng sứ bị hỏng, sứt, mẻ, lung lay,… bạn cần đến nha khoa để được kiểm tra và xử lý đúng cách. Trường hợp răng hỏng nặng, ảnh hưởng đến nướu, răng thật thì bác sĩ có thể chỉ định tháo bỏ.
Bọc răng sứ bị rớt ra có gắn lại được không?
Nếu răng sứ bị rớt ra mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt thì bạn hãy đến nha khoa để được gắn lại.
Mất răng có bọc sứ được không?
Mất răng không bọc được răng sứ, bạn có thể chọn phương án trồng răng Implant để giúp phục hình răng. Phương pháp này có phần thân răng là mão răng sứ với chất lượng y như răng thật.
Bọc răng sứ bị mỏi hàm?
Hiếm gặp trường hợp bọc răng sứ xong bị mỏi hàm, đây còn được gọi là bệnh lý khớp thái dương hàm xảy ra do thực hiện sai kỹ thuật hoặc do bệnh lý từ trước của bệnh nhân. Cách khắc phục là cần tìm đúng nguyên nhân và giải quyết theo hướng phù hợp.
Bọc răng sứ bị hở lợi là gì?
Nguyên nhân gây hở lợi khi bọc sứ thường do răng sai kích thước, kém chất lượng, bác sĩ gắn răng sai vị trí, dán keo không chuẩn khiến răng bị tụt. Để tránh gặp phải sự cố này bạn nên chọn đúng nha khoa uy tín để thực hiện.
Sau sinh bao lâu thì bọc răng sứ được?
Sau sinh bạn nên dành ít nhất 1 tháng để sức khỏe ổn định hoàn toàn trước khi thực hiện bọc răng sứ.
Răng tạm khi bọc sứ là gì?
Răng tạm được gắn sau khi mài răng thật và trong khi chờ đợi mão răng sứ hoàn thiện để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Răng tạm sẽ sử dụng trong khoảng 2 – 3 ngày và bạn nên ăn uống nhẹ nhàng, tránh thực phẩm cứng, dai để tránh bị rơi răng.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ bọc răng sứ tại Nha Khoa SGC, bạn hãy liên hệ ngay đến số HOTLINE: 028 9995 9597 để được tư vấn nhanh nhất nhé!
- BRANCH 134 Hồ Biểu Chánh, P.11, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh