Răng bọc sứ bị nhiễm trùng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng là một trong những biến chứng nguy hiểm mà rất nhiều khách hàng lo lắng. Vì vậy, việc tìm hiểu về các nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị khi bị nhiễm trùng sau khi bọc sứ là điều cần thiết đối với tất cả mọi người để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ngay bây giờ, hãy cùng Nha khoa SGC tìm hiểu tất tần tật những điều trên qua những chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Các dấu hiệu nhận biết răng bọc sứ bị nhiễm trùng
Tình trạng bị nhiễm trùng sau khi bọc răng sứ thường có các biểu hiện khá rõ ràng mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy như sau:
- Răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
- Mô nướu bị sưng tấy, xuất hiện mủ trắng tích tụ ở đầu chân răng.
- Chân răng có cảm giác đau nhức liên tục, cơn đau dễ tái phát và đau hơn khi cắn, nhai, tác động lực và cả khi nằm xuống.
- Đau nhức ở chân răng có xu hướng lan rộng ra trên toàn hàm.
- Có mùi hôi miệng khó chịu.
- Màu sắc của chân răng bị thay đổi.
- Cảm thấy bị cứng ở hàm, khó để mở miệng cử động hoặc ăn uống.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Có thể bị sốt nhẹ đến nặng tùy từng trường hợp.
8 Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng khi bọc răng sứ
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như:
1. Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật
Tay nghề của bác sĩ còn thấp, mài răng không chính xác gây ra những tổn thương lên ngà và tủy răng. Ngoài ra, nếu bác sĩ lắp mão sứ lên răng thật không khít cũng làm xuất hiện các kẽ hở cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
2. Do dụng cụ nha khoa không đảm bảo
Trong suốt quá trình bọc sứ, bác sĩ và y tá cần dùng nhiều dụng cụ khác nhau. Trong đó, chỉ cần có một dụng cụ không được vô trùng sạch sẽ thôi cũng có thể khiến cho vi khuẩn lây lan gây viêm răng.
3. Mài răng bị xâm phạm vào khoảng sinh học
Khi mài răng nếu không cẩn thận xâm phạm vào khoảng sinh học sẽ làm kích thích phát triển khoảng sinh học mới theo chiều hướng xấu. Theo đó, bạn có thể bị tụt lợi, tiêu xương, nhiễm trùng vùng chân răng,…
4. Mão răng sứ sai kích thước
Kích thước của mão răng sứ nếu không được chế tạo chính xác sẽ gây ra áp lực lên dây thần kinh và chân răng. Về lâu dài nó có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và thậm chí là nhiễm trùng.
5. Có bệnh lý về răng miệng
Nếu chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước đó thì không thể đảm bảo được điều kiện vô khuẩn trước khi bọc sứ. Do đó, khi bọc mão sứ lên, vi khuẩn bên trong vẫn tiếp tục phát triển và phá hủy răng miệng.
6. Chăm sóc răng sứ không kỹ lưỡng
Đánh răng không sạch, không loại bỏ hết các vụn thức ăn còn sót trong khoang miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
7. Do hở nướu
Nướu răng bị tụt làm lộ ra một phần chân răng, gây ê buốt và đau nhức kéo dài. Cộng thêm các mảng bám tích tụ dẫn đến sâu răng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
8. Cơ địa dị ứng với mão răng
Đôi khi cơ thể bạn bị dị ứng với các thành phần chế tạo nên mão răng cũng có thể khiến cho răng bọc sứ bị nhiễm trùng.
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng có thể tự khỏi được không?
Theo các chuyên gia, tình trạng răng nhiễm trùng sau khi đã bọc sứ không thể tự khỏi được. Thay vào đó, nếu biến chứng này không được điều trị kịp thời còn kéo theo nhiều chuyển biến nghiêm trọng khác như:
- Bị nhiễm trùng xoang: Nhiễm trùng từ răng nếu không chữa trị có thể sẽ lan ra đến các xoang xung quanh dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và tắc nghẽn xoang mũi. Không chỉ có thế, biến chứng này còn kéo theo các triệu chứng khác như đau đầu, chảy nước mũi và khó thở.
- Mất răng: Khi bị nhiễm trùng lâu ngày, các mô ở bên dưới răng bọc sứ cũng chịu những tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, phần mô liên kết và xương chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, không đủ sức để duy trì răng nữa sẽ dẫn đến việc bị mất răng.
- Hoại tử ở sàn miệng: Tình trạng nhiễm trùng không được kiểm soát có thể lan rộng ra và gây hoạt tử phần mô mềm và xương ở sàn miệng. Nó không chỉ gây đau đớn, mất mát mô, xương mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phát triển và tấn công vào cấu trúc xương.
- Bị nhiễm trùng huyết và viêm nhiễm tại các bộ phận khác trong cơ thể: Khi nhiễm trùng đã trở nặng mà không được điều trị, vi khuẩn có thể lây lan từ miệng vào đến hệ tuần hoàn và gây nhiễm trùng huyết. Từ đó, không chỉ răng miệng mà các bộ phận khác trong cơ thể cũng gặp nguy hiểm theo.
2 Cách khắc phục răng bọc sứ bị nhiễm trùng
Hiện nay, tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng tuy không thể tự lành được nhưng nó có thể được điều trị ngay tại nhà hoặc tại trung tâm nha khoa.
1. Khắc phục bằng phương pháp dân gian
Nếu bị nhiễm trùng ở răng sứ nhưng chưa thể đến nha khoa để điều trị thì bạn có thể tự thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng tại nhà. Mục đích của các phương pháp dân gian này là để giảm đau nhức, sưng tấy và ê buốt trên răng, khắc phục tình trạng nhiễm trùng sau khi bọc sứ bằng cách:
- Dùng nước muối để súc miệng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để làm dịu cơn đau, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, nước muối còn có khả năng giảm bớt sưng tấy, làm sạch răng miệng để đẩy nhanh quá trình chữa lành các tổn thương.
- Chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng. Cụ thể, bạn có thể dùng khăn lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên má 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần cần giữ nguyên trong khoảng 15 phút.
- Dùng tỏi cũng là một cách dân gian được nhiều người sử dụng trong dân gian để làm giảm viêm, giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn.
2. Khắc phục nhiễm trùng tại đơn vị nha khoa
Khi đến thăm khám tại nha khoa, các bác sĩ có chuyên môn sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp với từng tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng cụ thể sau đây:
- Nạo sạch ổ viêm nhiễm nếu nhiễm trùng là do phần khung răng sứ chụp sâu vào lợi gây ra những tổn thương đến nướu.
- Cấy ghép lợi thường được chỉ định khi răng sứ bị nhiễm trùng do nó đã xâm phạm quá nhiều đến khoảng sinh học. Bên cạnh đó, phương án này thường được kết hợp với việc bọc lại răng sứ mới để điều trị dứt điểm nhiễm trùng.
- Bọc lại răng sứ khi nhiễm trùng được chẩn đoán là do sai sót kỹ thuật trong quá trình bọc sứ. Theo đó, bạn cần tháo phần mão sứ trước đó r để bọc lại sao cho thật khớp và chính xác nhất.
Cách phòng tránh tình trạng nhiễm trùng khi bọc răng sứ
Để phòng ngừa tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng, khách hàng có thể tham khảo các biện pháp sau:
- Chọn lựa các địa chỉ nha khoa uy tín để nâng cao tỉ lệ thành công. Trong đó, Nha khoa SGC tự hào là đơn vị nha khoa hàng đầu tại TP.HCM với đội ngũ bác sĩ giỏi và các công nghệ hỗ trợ hiện đại bậc nhất, xứng đáng là nơi để bạn trao trọn niềm tin.
- Chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ một cách khoa học, đánh răng ngày 2 lần kết hợp với việc dùng chỉ nha khoa và nước muối để làm sạch hoàn toàn.
- Đến tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị để kiểm soát và xử lý các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
- Luyện tập chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường cung cấp rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin cho cơ thể. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, uống đồ uống có cồn, có gas và các loại thực phẩm có lượng đường, axit cao.
- Giữ gìn tình trạng sức khỏe tổng quát bằng cách tập luyện thể thao thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân để tăng cường sức khỏe và đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng.
Qua bài viết trên đây, Nha khoa SGC đã cùng bạn giải đáp hết mọi thắc mắc về tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn để hiểu hơn về sức khỏe răng miệng của chính bản thân. Nếu quý khách hàng muốn được tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ bọc răng sứ, vui lòng liên hệ với Nha khoa SGC thông qua HOTLINE: 028 9995 9597 để được tư vấn chi tiết và báo giá chính xác nhất nhé!
- BRANCH 134 Hồ Biểu Chánh, P.11, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh